Những nghi lễ cổ xưa lạ lùng nhất thế giới

Văn hóa phong tục - Lễ hội Tắm tượng, Đại tranh luận của các nhà sư hay lễ rước tượng phật đều là những nghi lễ đã tồn tại lâu đời và mang nhiều ý nghĩa sâu sắc.


Đại lễ Tắm đầu tượng (Mahamastakabhisheka), Shravanabelagola, Ấn Độ


Lễ hội này diễn ra từ năm 981 sau khi bức tượng đá khổng lồ Bahubali cao 17 m được chế tác. Bahubali là vị thần được tôn thờ của đạo Jains, xuất hiện vào khoảng 20.000 năm trước. Khi đó, ông đã thách đấu với anh trai Bharat để xác định vị trí thống trị tối cao của Vương quốc Abhanatha. Sức mạnh khổng lồ từ cánh tay Bahubali đã giết hại người anh trai. Sau đó, để sám hối vì những gì đã làm, ông vứt bỏ quần áo, cạo đầu và bất động trong vòng 1 năm.

nhung-ghi-le-co-xua-la-lung-nhat-the-gioi

Lễ hội kéo dài 10 ngày và trong khoảng thời gian này, bức tượng được hơn 2 triệu tín đồ tắm rửa. Năm 2006, một người theo đạo Jains đã trả 1,3 triệu USD để trờ thành người đầu tiên thực hiện nghi lễ. Lễ hội được tổ chức 12 năm một lần, du lịch Ấn Độ năm 2018 du khách sẽ chứng kiến lễ hội này.


Ma Sống, làng Dakon, Benin


nhung-ghi-le-co-xua-la-lung-nhat-the-gioi

Ma Sống (Egungun) là thành viên của một tổ chức bí mật. Họ đại diện cho linh hồn người chết quay lại Trái Đất để truyền lời khuyên cho người sống. Người ta tin rằng lời của Egungun đến từ các thần linh. Họ thường tới các làng phía bắc Ouidah vào tháng một và tháng hai.

Lễ hội Great Monlam, Tu viện Labuleng, Tây Tạng


nhung-ghi-le-co-xua-la-lung-nhat-the-gioi

Được thành lập vào năm 1709, Labuleng được xem như tu viện hàng đầu của Tây Tạng bên ngoài Lhasa. Trong suốt 4 ngày diễn ra lễ hội, các nhà sư sẽ tham gia cuộc Đại tranh luận trước sự hiện diện của Phật sống, cầu nguyện đến ngày ngộ đạo. Nơi này nằm ở độ cao 3.260 m và trong thời điểm diễn ra buổi lễ, nhiệt độ giảm xuống -27 độ C. Mặc dù vậy, các nhà sư vẫn ngồi yên và không để tâm đến trận bão tuyết. Lễ hội Great Monlam được tổ chức vào tháng giêng năm mới theo lịch của người Tây Tạng.

Lễ hội “Thứ sáu tốt lành” (Good Friday), Antigua Guatemala, Guatemala


nhung-ghi-le-co-xua-la-lung-nhat-the-gioi

Hàng chục nghìn tu sĩ trong trang phục áo choàng tím từ khắp Trung Mỹ đổ về Guatemala để tham dự Lễ Phục sinh ở đây. Vào lúc bình minh, các binh sĩ trong trang phục La Mã sẽ đi qua các con phố cổ xưa của Guatemala và xướng lên hình phạt dành cho Chúa Jesus.


Lễ hội Phaung Daw U, hồ Inle, Myanmar


nhung-ghi-le-co-xua-la-lung-nhat-the-gioi

Từ thế kỷ thứ 12, người Intha đã thờ cúng 5 bức tượng Phật, đặt tại chùa Phaung Daw U, một trong 3 nơi linh thiêng nhất Myanmar. Trong lễ hội, một đám rước lớn sẽ mang các bức tượng tới những ngôi làng quanh hồ để người dân tỏ lòng thành kính. Lễ Phaung Daw U diễn ra trong 18 ngày, thường từ giữa tháng 9 và tháng 11.

Vũ điệu Rắn đen, bộ lạc Apenda, Papua New Guinea


nhung-ghi-le-co-xua-la-lung-nhat-the-gioi

Apenda là bộ lạc sống ở vùng hẻo lánh của Papua New Guinea. Họ thường tổ chức các buổi lễ hàng năm để ca hát, nhảy múa nhằm thể hiện sự đoàn kết trong tộc. Trong thời gian diễn ra lễ hội, người Apenda sẽ biểu diễn Vũ điệu Rắn đen đặc sắc. Năm 2017, du khách có thể tới tham dự vào ngày 7-8/10.

Lễ hội nhảy bò (Ukuli Bula), thung lũng Lower Omo, Ethiopia


nhung-ghi-le-co-xua-la-lung-nhat-the-gioi

Ukuli Bula là lễ trưởng thành cho các thiếu niên của bộ lạc Hamar. Khi các chàng trai nhảy qua các con bò thì mới được coi là đủ tuổi để kết hôn. Lễ hội có thể diễn ra vào bất kỳ thời điểm nào trong năm.

Nguồn: dulich.vnexpress.net
Share on Google Plus

About Duy Thắng

0 nhận xét:

Đăng nhận xét